You are here

Cách chăm sóc chim mùa thay lông

Cách chăm sóc chim mùa thay lông

Bài viết của Đất Việt theo kinh nghiệm cá nhân của bản thân, các bạn xem mang tính chất tham khảo, vì với mỗi cá nhân có cách chăm sóc khác nhau  và mỗi cá thể chim có tính nết khác nhau nên chủ chim lựa chọn cách chăm sóc sao cho hợp lý . Tuy nhiên về cơ bản thì với tất cả các loại chim nuôi trong lồng thì môi trường sống của chúng đã thay đổi rất nhiều gần như khác hẳn với ngoài thiên nhiên , tuy nhiên phần lớn cứ sau vụ sinh sản thì sang tháng 7 trở đi tới gàn cuối năm là mùa chim thay lông ở ngoài thiên nhiên cũng như nuôi trong lồng. Tùy thuộc vào dòng chim và chế độ chăm sóc, và tác động của nhiều yếu tố thì chim có thể thay lai dai từng bộ phận, từng cái, cũng có những con chút lông nhiều dày hàng loạt. Ở bài viết này, tôi nhấn mạnh tới việc chăm sóc chim Họa Mi vào vụ thay lông.

1... Giai đoạn đầu thay lông

- Chúng ta quan sát các biểu hiện của chim như : Quan sát dưới đáy lồng có lác đác lông rụng xuống sàn tuy nhiên lúc đầu sẽ chưa nhiều mới chỉ là dấu hiệu, chúng ta cần quan sát thêm con chim dường như chơi kém đi từ giọng hót, cách chơi, cách hót , lực hót của chim ( Chim thường rùng mình khi hót hoặc cảm giác phải gồng lên để lấy hơi hót… ), chim hay rũ lông hơn mọi lần trước, rỉa lông nhiều hơn, lông không dòn ôm sát nữa, hot gắt gằn và mất tập trung khi chơi,… Nếu bạn thấy có những dấu hiệu cơ bản đó thì con chim của bạn đã bắt đầu thay lông rồi đó.

- Với những chú chim đã có tuổi lồng, tùy thuộc vào cơ địa, chế độ chăm sóc, môi trường nuôi nhốt, vùng miền mà mỗi con có thể sẽ thay lông chênh ngày nhau một chút, nhưng thường sau mùa sinh sản của chim (từ đầu tháng 3 đến tháng 5) thì tới vào khoảng thời gian tháng 7 cho đến gần cuối năm là quảng thời gian chim thay lông . Chúng có thể sẽ thay lông trong 3 đến 4 tháng và chia làm nhiều đợt rụng. Sau mỗi đợt rụng ồ ạt chim sẽ nghỉ để mọc lại sau đó mới rụng đợt mới. Nếu như cơ địa tốt và chế độ chăm sóc hấp thụ dinh dưỡng tốt chú chim có thể gần như hoàn thiện lông trong khoảng 2 tháng.
Còn đối với chim mộc ( bổi ) thay lông lần đầu tiên, thường quá trình thay lông sẽ khó khăn hơn và kéo dài hơn ( 4-5 tháng ) vì chúng sẽ bị gặp khó khăn chuyển hóa chất khi sử dụng nguồn thức ăn nhân tạo ( Cám ) .

- Lưu ý trong giai đoạn này đã bắt đầu thời gian dưỡng chim, chúng ta vẫn sử dụng áo lồng bình thường tuy nhiên nên che ½ hoặc 2/3 áo lồng lại, hạn chế chim nhảy nhiều, không nên cho đấu hót, để treo chim chỗ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải , không nên tối quá và không nên sáng quá, không nên chùm bưng kín mít áo lồng cả ngày, chim dễ bị ngợp, không nên di chuyển chỗ, di chuyển lồng nhiều. Đặc biệt ở giai đoạn này, chế độ cám nước đầy đủ vẫn như bình thường.Đối với các bạn đang sử dụng cám bên mình ( Cám Chim Đất Việt ) được làm với nguyên liệu tự nhiên tính mát thì dễ dàng rồi, chúng ta có thể giữ nguyên chế độ chăm sóc ăn thêm mồi tươi ( giun, dế, cào cào, châu chấu, bọ….) là được và đây là video thực tế : https://youtu.be/kEIES6PF67s

  - Nhưng nếu với loại cám các bạn đang làm có thành phần hoặc chất kích thích hay với những loại cám khác có “ độ nóng hoặc chất kích thích cao” thì bạn nên để ý để điều tiết sao cho hợp lý ko nên cho chim ăn quá nóng ăn kích vào thời điểm này vì thực sự không cần thiết mà còn làm hại chim của mình đặc biệt tới bộ lông và sức hót của chim. Đây cũng là lí do mình muốn nhắc tới các bạn là hạn chế và không nên cho ăn các loại sâu kể cả sâu tươi hay khô vào thời điểm này vì sâu ở góc độ nhất định thì nó có tính nóng có thể ảnh hưởng tới lông sắc của con chim của bạn sau này.

- lưu ý tiếp theo ở giai đoạn này là chế độ tắm : Thông thường mỗi ngày chúng ta tắm cho chim 1 lần nhưng, để cẩn thận hơn khi chim bắt đầu vụ thay lông chim ta có thể từ 2-3 ngày tắm cho chim 1 lần, nên tắm vào buổi chiều muộn , tắm xong lông chim còn ẩm ta sẽ che áo lồng luôn để chim yên tĩnh sẽ dễ thay lông hơn đó.  Mi là loài sống theo lãnh thổ, việc này cũng là một trong những lý do “giữ hơi thổ” để chim tự tin an toàn thay lông nhanh hơn, đặc biệt cũng chính vì thế mà chúng ta không nên thay đổi lồng nuôi vào thời điểm này vì nhiều trường hợp đổi lồng cũng làm ảnh hưởng tới việc thay lông của chim nói chung không chỉ riêng họa mi, và hạn chế động chạm dọn dẹp chuồng lồng quá nhiều, tuy nhiên cũng không để quá bẩn gây mất vệ sinh.

2. Giai Đoạn Chim Ra Lông Ống ( lông máu ) nhiều

Ở giai đoạn này chúng ta đã thấy rõ rệt của sự thay lông là việc lên lông măng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc chúng ta cần bổ sung chất đầy đủ hơn, con chim khỏe mạnh mới thúc đẩy việc thay lông tốt được. Nói là bổ sung chất nhiều hơn nhưng chúng ta cần để ý không phải là cho ăn nhiều mồi tươi lên là được, bởi cẩn thận giai đoạn thay lông này chim dễ đi ngoài, phân lỏng vì thể trạng yếu nếu mồi càng nhiều nữa thì vô tình làm hại chim. Do vậy, nên sử dụng đều vừa phải mồi trung tính như cào cào, châu chấu, giun…Đặc biệt chúng ta điều tiết lượng cám cân đối dưỡng chất để chim ổn định, nhưng chúng ta đều tiết con chim điều tiết bằng cám tốt nó sẽ có độ ổn định riêng, ổn định hơn nhiều so với chúng ta điều tiết bằng mồi quá nhiều con chim sẽ bấp bênh đó là với Họa Mi, còn tệ hơn với một số loài chim khác nếu bồi mồi quá nhiều ko đúng kì còn làm chim bỏ cám chỉ đòi ăn mồi như loài chòe lửa chẳng hạn. Cám đủ dưỡng chất và dưỡng chất đặc biệt với chim Họa Mi là thực sự cần thiết để sắc lông sau này của chim sẽ bền đẹp vàng sáng đặc trưng vốn có của nó, kể cả sắc mỏ màu chân cũng thay đổi sau những mùa thay lông, cái đó thể hiện chế độ chăm sóc của người nuôi. Điều đó để khẳng định dưỡng chất cần thiết để chim khỏe đẹp là cực kì cần thiết ở giai đoạn này. Với bạn nào đang sử dụng Cám của Đất Việt Chim Cảnh nhiều nay có thể nhận ra ngay con chim sẽ đẹp vàng như vốn có của thiên nhiên sau vụ thay lông.

Và ở giai đoạn này cũng chia sẻ với ae , cũng tùy từng vùng miền mà ảnh hưởng tới việc thay lông của chim, miền bắc khi hậu khắc nghiệt thay đổi thất thường nhiều khi cũng là chậm chững quá trình thay lông của chim, hoặc miền trong quá nắng nóng cũng làm con Họa Mi của chúng ta bị hạn chế, vì Họa Mi vẫn là đặc trung của vùng khí hậu miền núi phía bắc. Do vậy để khắc phục ngoài vấn đề sử dụng áo lồng vừa phải như nói ở phần đầu thì chúng ta cần chọn vị trí treo cho chim thoáng mát và thoải mái tạo điều kiện tốt nhất cho chim thay lông.

Lưu ý : Nếu trong lúc thay lông cá biệt có những con chim vẫn căng vẫn hót nhiều thì có thể xả điện 5 ngày 1 lần bung áo lồng treo hót 1 mình cho thoải mái cũng được và hợp lý, ko nên để bức bí chim sẽ ko tốt. Với những con chim xuống điện tạm thời ae cũng ko nên lo lắng quá mà sùy mái nhiều để chim hót sẽ ko tốt, mà có con sùy cũng ko hót đâu các bác nhé, thậm chim chim nhát đi và kêu róc... Do vậy hãy bình tĩnh hãy chăm sóc để sáng giai đoạn tiếp theo chim khô lông hẳn sẽ chơi lại AE nhé.

3.Giai Đoạn Hoàn Thiện Lông

Giai đoạn này quan sát gần như chim đã tương đối đủ lông nhưng chân lông vẫn chưa khô hẳn, lúc này mới là giai đoạn chim dễ tụt lửa sau nhất. Thực tế cho thấy với Họa Mi có thể ở giai đoạn 1 hoặc 2 chúng ta vẫn thấy nó có thể vẫn hót , có con hót còn căng ấy chứ, đó là chuyện thường, nhưng sau đó nhiều ae nhận thấy con chim của mình lông đã gần hoàn thiện rồi, đầy đủ rồi, thấy đẹp rồi mà sao chim nhảy nhiều lên, ít hót đi và có vẻ như nhát hơn … vân vân và vân vân… Thì đó là hiện tượng cua giai đoạn 3 này, thực thì không có gì lạ cả, có lẽ chúng đã dùng lực cho cả giai đoạn thay lông rồi, do vậy , ngoài mồi mát trung tính ra, chúng ta cần bổ sung thêm các loại như ( giun, gián, sâu rồng , rết, rắn mối, liu điu,… vân vân… ). Thời gian gian cho ăn chủ yếu vào khoảng 7-8 giờ sáng hoặc chiều tùy từng cá thể và điều kiện chủ nuôi. Chỉ xin lưu ý có những chú chim cá biệt không nên cho ăn sâu sẽ ảnh hưởng ko tốt tới lông chim, mặc dù ăn rất ít sâu cũng bị cắn vuốt lông ko đẹp. Còn có những con ăn thoải mái không sao cả . Do vậy chủ chim phải hiểu từng cá thể chim để có cách điều tiết phù hợp.

Chế độ tắm lúc này  mỗi ngày 1 lần hoặc có thể 2 ngày, tắm nắng tắm mát đầy đủ, cho chim ngủ nghỉ nơi yên tĩnh.

- Đặc biệt, giai đoạn này các bạn cũng có thể sử dụng sự hỗ trợ của mi mái nữa nhé. Cách ốp mái thì mình đã chia sẻ ở rất nhiều bài viết của Chim Cảnh Đất Việt rồi, các bạn có thể tìm đọc trên facebook : “ Chim Cảnh Đất Việt “ hoặc qua website : www.chimcanhdatviet.com. Hoặc xem trên kênh youtube Đất Việt Chim Cảnh theo links sau :https://youtu.be/yRxWCNh-bUc.

- Về cơ bản thì chúng ta NUÔI HÓT TẠI NHÀ  nên nuôi cùng mi mái SẼ HỖ TRỢ CHIM HÓT TỐT BÀI BẢN NHÀN HƠN , mái tốt dụ tốt, không sùy quá nhiều và tối để 2 lồng chúng ngủ cạnh nhau… DẦN DẦN CHÚNG TA TÁCH XA MÁI DẦN DẦN, DÃN CÁCH THỜI GIAN ỐP MÁI. ĐẶC BIỆT VỚI NHỮNG CON CHIM THI ĐẤU GIẢI ĐẶC BIỆT CHÚNG TA SẼ KHÔNG DÙNG HOẶC ÍT DÙNG MÁI ( có thể 1 tháng ốp 1 lần ) - Vì từng tính nết của từng con chúng ta có thể điều chỉnh mái cho phù hợp. VÌ MI MÁI NHƯ DAO 2 LƯỠI NẾU DÙNG KO PHÙ HỢP LẠM DỤNG NHIỀU CHIM TRỐNG CŨNG KO ĐẠT NẾT CHƠI NHƯ Ý.

Nói chung chim mùa thay lông sẽ yếu hơn hẳn, riêng với Họa Mi nên nuôi tách biệt tránh bị chim đè giai đoạn này, các bạn đều tay chăm sóc tạo môi trường tốt nhất để chim thay lông, tinh ý quan sát đến kì chim thay lông không nên khai thác chúng quá sâu làm chim mất sức khó vực lửa, và tùy đặc điểm của từng con chim và điều kiện của mỗi bạn đam mê điều chỉ sao cho phù hợp chăm sóc nhất. Cảm ơn các bạn đã đọc tới những dòng chia sẻ cuối cùng này của Chim Cảnh Đất Việt , chúc các bạn chăm sóc chim mình thật tốt để chuẩn bị cho mùa giải mới và đặc biệt có thể thưởng thức được nhưng bản ca tuyệt hảo nhất từ những chú chim của mình, cảm nhận được thành quả chăm sóc từ chính mình, từ chính đam mê của mình. Bài viết cơ bản còn nhiều thiếu sót , mình sẽ chia sẻ tiếp nhiều bài viết tiếp theo, rất mong các bạn thông cảm .

Thân ái chào các bạn !

P/s : ——— CHIM ĐẤT VIỆT ———

DĐ : 0908070555 / 0944114410.

Đ/C : 274 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội.

Website : www.chimcanhdatviet.com.

* UY TÍN & CHẤT LƯỢNG *

•Chim Cảnh Đất Việt Professional•