You are here

Cách nuôi Họa Mi thay lông

 XEM VIDEO NUÔI CHIM THAY LÔNG THỰC TẾ : VIDEO 1 , VIDEO 2,  VIDEO 3 , VIDEO 4...

  • Thời gian thay lông : T7 trở đi. Thực tế chim thay lông hoàn thiện trong khoảng 2-3 tháng, lông thay từ từ từng cái kế tiếp nhau tự nhiên.
  • Dấu hiệu cơ bản : Quan sát chim có hiện tượng chim hót kém đi, có rớt lông, hót ít đi, chim hay rũ lông, lông ko ôm…
  • Hãy để chim thay lông tự nhiên , ko nên sử dụng chất kích thích để ép chim thay lông , thực tế có con thay sớm, con thay muộn phân bố đều qua các tháng trong năm vì điều kiện môi trường nuôi nhốt.
  • Thức ăn : Cám vẫn giữ nguyên chế độ ( Nếu dùng Cám Mi Đất Việt ) dưỡng chất cân đối cần thiết để chim có bộ lông đẹp, và có lực sau khô lông chim lên lửa nhanh … Còn nếu các bạn tự làm hãy điều tiết hợp lý.
  • Không nên cho ăn sâu trong quá trình thay lông. Thực tế có nhiều con chim ko chịu được sâu nhiều sau này ảnh hưởng đến lông, cắn lông, xoăn quắn lông, bó lông, vuốt lông đuôi, mỏ chân,  căng dẫn đến tật lỗi…
  • Nếu mồi tươi cho ăn có thể là : Dế… ( Lưu ý : Không cần nhiều ở giai đoạn này vì nhiều quá lúc này cũng ko tốt chim sẽ lỏng phân yếu chim vì cơ thể chim yếu. Thực tế nhà M nuôi mỗi ngày 2-3 con dế , tuy nhiên tùy con chim và điều kiện của các bạn có thể cho ăn thêm ).
  • Tắm nắng ( 7h-8h ) – mỗi lần 15p hoặc lâu hơn cần thiết để sắc lông đẹp - chim khỏe ( Không phơi nắng gắt – Gắt quá chim dễ cảm hoặc khàn ).
  • Tắm nước ( tắm chiều sau 12h tùy thời tiết ko nên tắm lúc quá nóng oi ả ). Lưu ý : Nếu chim thi ko nên tắm sáng dễ xảy ra trường hợp tắm khan , tắm khô khi đang thi gải…
  • Tắm 2-3 ngày tắm 1 lần và vệ sinh lồng trại sạch sẽ tránh giận mạt cắn suy chim, cắn lông ống – lông máu, sơ lông…
  • Có thể nuôi trong lồng nuôi hoặc trong lồng chạy đất ( Thực tế nhà nuôi lồng từ 34-36 tránh chim nhảy " phóng " cao mất lực, nếu nuôi lồng đất cần phủ áo tránh chim hót nhiều.
  • Che bớt áo lồng để chim hạn chế nhảy để tránh vỡ lông ống – lông máu.
  • Sử dụng áo lồng vừa phải ( ko quá dầy – ko quá mỏng ) là tốt nhất.
  • Ko nên che áo lồng quá tối ( nhiều bạn che kín tối đen chim ko đủ ánh sáng sẽ bị ngợp, yếu cả thể chất lẫn tâm lý, chim sẽ kém dần đi, căng sổi, hoặc nuôi ko có thành tích … )
  • Khi thay lông nuôi nên nuôi độc thung ( 1 mình 1 nhà ) đặc biệt nếu nuôi chim thi giải. 
  • Không nuôi lồng phóng trong giai đoạn thay lông , đặc biệt là những con nết hay nhảy 
  • Không kích hót trong quá trình thay lông , không đấu hót.
  • Không nên ốp mái nhiều trong kì thay lông ( Nếu chim mất lửa ốp lúc này có thể chim trống bị bù luôn hoặc lệ thuộc mái nhiều sau này ).
  • Cũng có trường hợp chim thay lông nhưng vẫn căng hót ae vẫn có thể xả lửa , có thể tầm 5-7 ngày, vào buổi sáng chúng ta treo ra 1 mình 1 nơi thoáng cho hót thoải mái , để tránh bức chim , sau đó vẫn che bớt áo lồng để 1 chỗ ( Ko kích ko luyện hót ). VIDEO MINH HỌA : VIDEO 3
  • Đặc biệt thực tế nuôi thay lông với những con chim có tính hay nhảy, hoặc mất lửa nhảy nhiều … bạn hãy đặt chim xuống đất – đặt 1 góc nhà nào đó nuôi thay lông là tốt nhất. Nếu treo cao thì ae nên treo vững chắc và yên tĩnh lồng.
  • Đảm bảo giấc ngủ cho chim ( nên cho chim ngủ và chùm kín áo lồng để nơi yên tĩnh khoảng từ 17h30. Ngủ tĩnh là lúc chim dưỡng tạo lực tự nhiên tốt cho chim.
  • sau khi hoàn thiện lông có thể nhiều con chim thực tế sẽ tụt lửa sâu hơn trong lúc đang mọc lông là quy luật bình thường các bác nhé, vì dưỡng chất đã tập chung và quá trình nuôi lông. Sau 1 thời gian chim sẽ dần lên lửa trở lại bình thường và lúc này có thể ốp mái để bắt đầu vào lửa tiếp cho chim ( Cách ốp mái xem thêm ở BÀI tiếp theo HOẶC video clip này : VIDEO )
  • chim họa micám chimcám họa micám họa micám họa micám họa mi