You are here

Cách Thuần Dưỡng Chim Họa Mi Cơ Bản ( Chim Cảnh Đất Việt )

  • VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC CHỌN VÀ CHĂM SÓC CHIM HỌA MI
  • Chim Cảnh Đất Việt chào các bạn !
  • Mình yêu thích chim cảnh đặc biệt là loài chim Họa Mi, qua thời gian trải nghiệm và học hỏi được từ các bạn cùng đam mê , cùng với quan điểm của mình “ mỗi một lần chia sẻ là một lần học được “ , nay mình xin “ ghi bút ít chữ “  cùng các bạn yêu thích chim cảnh nói chung và đam mê chim Họa Mi nói riêng những điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi chim Họa Mi từ mọi miền tổ quốc. Chia sẻ mang tính cơ bản cá nhân nên chủ yếu dành cho các bạn mới tiếp cận với loài chim này, còn các Anh em đã có kinh nghiệm sâu sắc hơn đọc bài này có gì sai xót xin ae lượng thứ và bổ sung giúp mình để chúng ta cùng hoàn thiện nghệ thuật chơi họa mi.
  • Thú chơi này thực sự là vô vàn cũng chỉ vì đam mê mỗi cá nhân có cảm nhận riêng, càng tìm hiểu càng nuôi càng chơi thì lại thấy mình còn thiếu nhiều và muốn học hỏi nhiều hơn nữa, bài viết cũng với mục đích chủ yếu giao lưu học hỏi chia sẻ cùng tất cả ae đam mê.  Một lần nữa xin cảm ơn ae đã quan tâm tới bài viết này . Thân ái !
  • 1. VẤN ĐỀ HỌA MI THUẦN :
  • NHIỀU CLIP XEM TẠI KÊNH : https://www.youtube.com/c/ChimC%E1%BA%A3nh%C4%90%E1%BA%A5tVi%E1%BB%87t/videos?view_as=subscriber
  • Video thực tế 1 : https://youtu.be/iAckgPE7RGM
  • video thực tế 2 : https://youtu.be/2PwAnzEFXyw
  • VIDEO THỰC TẾ 3 : https://youtu.be/-2j28mLUkZo
  • VIDEO THỰC TẾ 4 : https://youtu.be/w52Mrq1aems
    • Chăm sóc Họa Mi thuần.
  • Các bạn ạ , Mình vừa nuôi vừa bán chủ yếu là chim Họa Mi, cũng đi bắt trực tiếp tại các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình…, bắt lại của Ae chơi tại nhà, tại giàn thi đấu, bắt lại của dân buôn Họa Mi, bắt của Ae thân thiết … Nói chung từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình mua ở các tỉnh xa bản thân đã kiểm tra xem kĩ trực tiếp chim đấu hoặc hót tốt nhưng khi về nhà mình vẫn gặp phải trường hợp ( Chim hoảng loạn, bỏ hót, hót ít, có con xù đầu, có con nghe tiếng mái cũng xù, có con cứ thấy chủ là xù… ). Đúng là lòng chim dạ cá mà sao mà bắt chúng theo ý con người được. Vậy vấn đề ở đây là gì đây ?
  • Thực tế Họa Mi bản tính khá dữ dằn trong tự nhiên chúng ta đều biết chúng thường chiếm giữ một vùng lãnh thổ riêng mà ae thường gọi là “ Chiếm thung “ do đó khi con chim nó đã quá quen trong chiếc lồng cũ nó ở, quá quen với nơi ở cũ của nó… vân vân…  nên khi chuyển qua nơi ở mới với những con chim chưa có độ ổn định,  “ tâm lý “ của nó chưa sẵn sàng rất có thể nó sẽ hoảng loạn là điều đương nhiên.
  • Tiếp nữa là chúng ta đều biết Họa Mi sống theo cặp cũng khá chung thủy và theo mình thấy chúng còn khá “ kén chọn “ bạn đời của nó nữa đó. Do vậy, khi ở chỗ cũ con trống ở kèm con mái mà nó yêu thích thời gian dài rồi nên khi chủ chim mua về mà không có “ bạn đời mà con trống yêu thích thì rất có thể con trống sẽ giận dỗi mà xù đầu đó “ -  tức là mi trống sẽ tụt lửa nếu không hợp  con mái mới trong nơi ở mới .
  • Lí do nữa là chúng ta chủ quan trong việc vận chuyển chim đi xa đó là : Dùng tay bắt lùa chim, hộc vận chuyển quá bé, đi đường quá xa và sóc nảy va đập mạnh, hoặc hết nước uống… cũng là nguyên do là những chú chim thuần thuộc của chúng ta vốn chưa ổn định về tâm lý thì lại càng thêm hoảng loạn.
  • Cũng có thể do cái tính, cái nết của con chim đó nó còn chưa mạnh bạo, chưa bản lĩnh, còn non rừng chăng ?
  • Thực tế , Có nhiều Anh em cho rằng khi vận chuyển chim nơi xa về nên ốp mái ngay để giữ lửa… Đây cũng là một gợi ý hay đấy và đúng là có tác dụng thật Nhưng theo mình thấy rằng không phải con mi nào dùng cách này cũng được cũng thành công các bạn à khi chúng ta vận chuyển chim về tới nhà sau quãng đường dài thì không nên ốp chim khác để thử ngay ( kể cả chim mái, hoặc chim trống cũng không  nên ốp để nhìn thấy nhau ngay ). Tại sao vậy ? Đó là việc chim trống mới về còn chưa quen nếu ốp ngay chim trống với chim trống rất có thể con chim mới của chúng ta mới mang về sẽ sợ sẽ chột và thua ngay vì nó còn yếu và con Mi cũ của ta đã chiếm thung và đã quen với môi trường, đây là hiện tượng “ Ma cũ bắt nạt ma mới “. Thêm nữa, có nhiều Ae nghĩ rằng khi mua họa mi trống về thì thả vô lồng là để con  mái bên cạnh ngay để chấn tĩnh tinh thần cho chim đỡ hoảng sợ thì có lẽ chỉ có tác dụng với 1 số con thôi chứ bản thân mình gặp rất nhiều trường hợp ốp chim mái ngay thì Mi trống mới về mà điện kém hay đang hoảng thì vẫn có thể bị bù xù đầu bình thường vì con mi mái có con rất dữ mà lại không hợp trống nữa thì ôi thôi xong hỏng luôn con trống mới về rồi và có những con tới vài hôm sau nuôi lại bình thường.
  • Tiếp nữa là vấn đề ăn uống, phần lớn chim Họa Mi chúng ta bắt trên vùng xa nơi bà con ta nuôi nước suối, cám ngô, cám gạo, cám gà… nên nếu cẩn thận các bạn có thể lấy nước trên vùng chúng ta bắt chim đó một chút thôi về cho chim uống vài bữa cho quen, kể cả đồ ăn cũng vậy. M thấy phần lớn thì Họa Mi về dưới xuôi đều thích nghi dễ dàng tuy nhiên có những cón khó tính đó là chúng ta làm cám ngon hạt có màu nâu đen  khi cho chim ăn chim ko quen và ko ăn luôn, đến khi m cho ă cám gà màu vàng là nó ăn ngon lành , trường hợp này m đã gặp rất nhiều, do vậy chủ chim cần để ý trường hợp đặc biệt để tránh để chim đói quá đẽ tụt lửa .
  • Chim đã thuần thì có lẽ không còn  nhảy nhiều nữa nhưng chúng ta vẫn cần chú ý dùng áo lồng vải tối màu cho chim đi ngủ đúng giờ, tầm 17h hơn là chúng ta trùm áo để chim nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngủ và tránh lỗi khi trời nhá nhem tối. Có nhiều ae vì điều kiện công việc treo chim trên sân thượng buông áo cả ngày cả đêm thực ra thì cũng ko sao nhưng con chim sẽ ko được an toàn hoặc sẽ ko căng vì nó chơi hót lai dai suốt. Vấn đề này cũng tùy cách chơi của ae chúng ta lựa chọn. Vấn đề này m sẽ chia sẻ bằng video clip trên kênh youtobe “ Chim Cảnh Đất Việt “ hoặc Zalo/Facebook “ Chim Cảnh Đất Việt “. Thì ae dễ nhìn hơn về cách che bum áo lồng.
  • Tiếp nữa là, dù là chim thuần khi mới bắt về thì bạn đứng sốt ruột bật điện thoại sùy xem có hót không, hay sùy quá nhiều, hay bật tiếng chim trống khác để xem con chim mình thế nào…. Bạn hãy cứ để im sau 1,2 bữa , bởi có những con chim thuần thực tế sùy mái điện thoại nó cũng không  hót đâu bạn, sùy càng nhiều càng nhàm và không có tác dụng gì. Mà m đã chia sẻ rồi mới về chưa biết ra sao bật loa to cho chim điện thoại máy tính hót có khi làm con Mi mình mới bắt hốt hoảng câm tịt luôn ấy chứ…
  • Vậy để khắc phục được những vấn đề trên chúng ta cần chú ý điều gì ?
  • Theo Mình nên :
  • Dùng hộc lồng nhỏ vừa kín vận chuyển nhẹ nhàng an toàn tránh va đập
  • Chú ý thức ăn nước uống trong quá trình vận chuyển
  • Cố gắng khi chim về đến nhà để chim yên tĩnh 15 - 30p, sau đó thả chim vô lồng che gần kín, để yên tĩnh 1 chỗ để chim nghỉ ngơi ăn uống 1- 2h.
  • Không nên nhòm ngó quá nhiều khi chim mới về hãy cứ để im cho nó nghỉ đặc biệt là chủ chim. M thấy nhiều bạn mua con chim về xong háo hức quá cứ nhòm ngó liên tục chim sợ hoảng mà tai hại là hoảng sợ luôn cả chủ.
  • Hạn chế tối đa tiếng con mi trống khác hót to đề con mi trống mình mới bắt về, nên để cách xa nhau.
  • Sau tầm 1 – 2 ngày bạn có thể cho chim tắm và có thể ốp mái gần một chút vài phút rồi bỏ ra.
  • Với những con mi thuần tụt lửa : 1 là cố gắng nuôi 1 mình nó 1 thung ( 1 NHÀ - 1 KHÔNG GIAN RIÊNG ĐỂ KO BỊ ĐÈ ÉP ) ko nuôi cùng mái hoặc trống khác 1 thời gian dài HOẶC NUÔI RIÊNG NÓ TRONG LỒNG CHẠY ĐẤT CŨNG LÀ GỢI Ý HAY VỰC LỬA NHANH HOẶC 2 LÀ CÓ THỂ  sử dụng 2 mái để ốp, và cố gắng tìm ra một con mái hợp với con trống mới về, điều này quan trọng lắm. NHƯNG DÙNG 2 MÁI NHƯ CON DAO 2 LƯỠI CÓ THỂ LÀM TRỐNG QUÁ YẾU QUÁ SỢ DẪN ĐẾN BÙ ĐẦU. DO VẬY CẦN KHÉO LÉO NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG CHIM
  • Họa mi Mái cần chọn dáng đẹp, nhỏ gọn, mái múa bung cánh múa và đuôi rung dập vẩy lên xuống như bài múa điệu uyển chuyển làm Mi trống nhìn thấy mê vẻ dịu dàng và đẹp của nàng Mi. Mi mái sùy toe vừa phải chứ ko cần sùy toe quá nhiều mà sùy nhiều thực cũng ko tốt, quan trọng là sùy có thời điểm và có điểm nhấn. Mi Mái chủ yếu phải kêu " rên ri ti rích " làm trống phấn khởi rạo rực khi nghe thấy mà hót thể hiện với nàng mái , thể hiện với các con trống khác ra oai chiếm mái và lãnh thổ. Mi mái khéo là một trong những bài vực lên lửa cho chim Họa Mi nhanh nhất ! 
  • Hãy để con chim nó tự tin hót thì mới mang đi thi đấu nhé, nếu còn hót kiểu hốt hoảng thì tốt nhất hãy để nó ở nhà chăm sóc đã nhé.
  • Hãy sử dụng loại thức ăn với nguyên liệu tự nhiên để chim  khỏe mạnh thực sự căng đều tự nhiên mà không kích công lên nhanh mà hại chú chim yêu quí của bạn .
  • Hoặc các bạn có thể sử dụng lồng chạy đất để tạo dựng ko gian tự nhiên , rộng dãi để vực lửa cũng là 1 gợi ý hợp lý đấy. Kích thước lồng chạy đất trung bình khoảng 1.2m trở lên 1.5m có dải đất cát đá sỏi và đặt nơi yên tĩnh \
  • 2. VẤN ĐỀ CHIM HỌA MI MỘC - Kĩ Thuật Thuần Dưỡng Chim Họa Mi Mộc Cơ Bản ( www.chimcanhdatviet.com )
  •  
  • 01. Chọn Chim :
  • Videoclip thực tế chọn chim họa mihttps://youtu.be/LXq1TZgDrGE
  • +  Ưu tiên chọn những em nhảy khôn ( tức là biết giữ mặt giữ lông ngay từ đầu . Hoặc những chú chim đã qua nuôi dưỡng từ 2 - 4 tháng. ( Tuy nhiên Họa Mi bổi có sứt mặt chút cũng là chuyện thường ).

    + Ưu tiên những con lông đầu mỏng, sáng, có tuổi rừng, không phá đuôi, mặt, giọng trong, mắt dữ, mỏ thẳng, mỏ nhọn, mỏ mỏng....

    02. Lồng nuôi :

    + Lồng tròn :  Sử dụng loại lồng thổ hoặc lồng kích cỡ vừa phải ( Không to quá vì bổi nhảy loạn - ko nhỏ quá dễ sinh lỗi ) - Thường dùng size 32 - 34. Sử dụng áo lồng dầy tối màu che 2/3 lồng. Lồng đặt dưới đất hoặc ép sát tường với độ cao từ mặt đất lên khoảng 1m hoặc 1m2... ( Không nên treo chim bổi quá cao vì càng cao nó càng nhảy khỏe & Không nên để chim nơi quá đông người đi lại chim hoảng loạn quá mức mà sinh lỗi.

    + Lồng vuông : Có thể lồng vuông nan thì dùng thêm áo lồng hoặc hộc kín 3 mặt ( kích cỡ 25x25 ...)

    03. Thức ăn :  Chim mộc chỉ cần cho ăn cám cò, gà, vịt, ba vì .... và mồi tươi .Sau vài tháng ổn định có thể cho chim ăn cám Tốt hơn. Lưu ý theo dõi quá trình đổi cám cho chim.

    04... Nuôi dưỡng :   

  • VIDEO THỰC TẾ : https://youtu.be/oN1p9W1uwL0

  • Nên cho chim đi ngủ che áo lồng kín từ 17h ( 5h chiều ) hạn chế lỗi . Sáng dậy , trước khi mở áo lồng nên đánh thức chim bằng tiếng huýt sáo để tránh chim giật mình hoảng .

  • Nên nuôi cùng Mi Mái ( MÁI THUẦN CÀNG TỐT ) để chim trống nhanh căng và nhanh thuần ( Mỗi ngày ốp 10p hoặc lâu hơn tùy đặc tính từng con. )  Đặc biệt tối ngủ nên treo 2 lồng trống -mái gần nhau ( cách nhau khoảng vài cm thôi nhé ). Clip thực tế : https://youtu.be/yRxWCNh-bUc

  • + Mỗi ngày nên cho chim sang lồng tắm để tắm cho chim ( Chim nhanh hót nhanh thuần ). Clip thực tế : https://youtu.be/CYVF_0EAgXw

    + Khi mới tắm xong lông còn ướt là lúc chủ chim tập gần gũi với chim :  Mỗi lần dùng  kẹp gắp 1 con sâu hoặc 1 con dế thả vào lồng cho chim ăn. Chim dễ quen chủ.

  • + Có thể cho chim nhịn đói 2h đồng hồ cho ăn 1 lần ( lưu ý để chim dã cách độ nhịn vừa phải KHÔNG ĐỂ ĐÓI QUÁ dễ làm chim tụt lửa )

  • + Chủ chim tập gọi chim hót bằng cách bật tiếng chim yến, chim chòe... kết hợp gọi miệng . clip thực tế : https://youtu.be/hDSQkT7rMq8 .

  • + Dùng cầu nứa, cầu mài để mài móng cho chim

      Chúc các bạn có được những chú chim hay được vực lên từ chính đôi tay của mình đó là sự trải nghiệm cực thú vị.Thú chơi chim cảnh không chỉ là sở thích mỗi cá nhân giải trí xua tan mệt mỏi mà con chim cảnh còn là phương tiện để con người chúng ta gần gũi nhau hơn – chia sẻ và giúp đỡ nhau trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

    ( Chim Cảnh Đất Việt – SĐT 0944114410 / 0908070555 – Hà Nội ) .

    > BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT CÁ NHÂN - THAM KHẢO - RẤT MONG AE ĐÓNG GÓP Ý CHIA SẺ THÊM VUI VẺ <

    THÂN ÁI !

    https://youtu.be/nermuZXE97g

  • Có lẽ với mỗi cá nhân có cách chăm sóc riêng, nhưng cái Duyên vẫn được xem là nhân tố cuối cùng để bạn có được những chú Họa Mi hay và chăm sóc phát triển đúng ý mình. Đúng quả thực là “ Lòng Chim Dạ Cá “ chẳng biết sao mà lường được, không biết sao nói cho đủ được, nghề chơi quả thật cũng lắm công phu. Thôi đến đây Chim Cảnh Đất Việt chúc các bạn đam mê chim cảnh nói chung và Họa Mi nói riêng có một sức khỏe tốt để sống với đam mê của mình . Thân ái !
  • Chim Cảnh Đất Việt sẵn sàng chia sẻ - học hỏi – kết nối với tất cả mọi người theo DĐ/Zalo/Facebook “ Chim Cảnh Đất Việt “ – 0944114410 - .
  • Hà nội, ngày 01 tháng 02 năm 2018
  • Các bạn xem thêm nhiều bài viết – clipvideo về chim cảnh qua địa chỉ sau :
  • Like fanpage :https://www.facebook.com/camchimvietnam/?modal=admin_todo_tour
  • Kênh youtube :https://www.youtube.com/channel/UC3qlSJKr_YUb_-jlCICfZVg?view_as=subscriber
  • Zalo : Chim Cảnh Đất Việt – Tìm bằng SĐT 0944114410 / 0908070555
  • Website : www.chimcanhdatviet.com
  •  
  •  
  •  
  •