You are here

Nguyên nhân chim bị lỗi ( Chim Cảnh Đất Việt )

Tản Mạn về nguyên nhân chim bị lỗi ?
Về cơ bản tôi và các bạn đều biết mỗi một loài chim có tập tính sống khác nhau, mỗi một con chim có "tính nết " khác nhau, và cùng 1 loài chim hoặc cùng 1 con chim nhưng sống ở vùng lãnh thổ khác nhau cũng có những điểm khác nhau..... Đặc biệt khi đưa chúng vào nuôi nhốt trong lồng ở phạm vi nhỏ hẹp thì lại càng thấy rõ được " tính nết " của từng con chim ở từng giai đoạn nuôi dưỡng .
Ở bài biết này tôi đi sâu hơn về loài chim Hoạ Mi . Vốn dĩ chúng được mệnh danh là " Ca sĩ rừng xanh " bởi giọng hót trầm bổng du dương âm điệu làm say mê lòng người . Tuy nhiên chúng là loài chim khó thuần dưỡng vì bản tính loài chim hung dữ hiếu chiến với tập tính phân chia lãnh thổ rõ rệt và là loài chim khá chung thuỷ thường sống theo cặp đôi .
Ở giai đọan chim mộc ( bổi ) tức là chim mới đánh bẫy từ ngoài thiên nhiên về , chim khá nhát - sợ người đến mức chúng có thể nhảy lao vào nan lồng sứt đầu bể trán , thực tế có những con nuôi đến cả 5-6 tháng vẫn còn nhảy đâm lồng bết máu và tôi gọi chung là những con " khó tính ". Chính ở giai đoạn này thường sinh ra lỗi tật ví dụ như ( ngoái đầu ra sau, ngửa cổ ra sau, sàng cầu ngang, chim nhìn thẳng nóc lồng, mờ mắt , nghiêng đầu sứt 1 bên mép mặt, mất móng, sưng cổ chân, đầu móng chân, lòng bàn chân , lộn mèo, chiu cầu, nhảy cửa lồng liên tục lên xuống..... vân vân .... nói chung nhiều vấn đề ). 
Do vậy ko nên nhốt chim vào lồng quá bé, hoặc quá to rộng, nhột hộp thuần quá bé cũng là lý do chim càng sợ càng nhảy và lỗi nhiều . Có thể lúc chim ở trong hộc nhìn rất thuần đứng nhưng người mua về nuôi ra lồng một thời gian thì chim lại nhảy nhát trở lại. Nguyên nhân chim bị lỗi ?
Còn cũng có những con có thể bản tính " hiền dịu " hơn, tuổi rừng ít hơn, .... bước nhảy khéo léo hơn và cũng ít bị lỗi cơ bản sứt mặt ... hơn.
Giai đoạn chim đã thuần thuộc từ 2 năm lồng trở lên chim vẫn có thể sinh tật lỗi như đã nói ở trên là " bình thường " , vậy nguyên nhân do đâu ? Thì thực tế cho thấy về mặt chủ quan xét về bản chất con chim : Có những con nuôi thỏai mái nhẹ nhàng từ lúc mộc bổi đến lúc thuần nhiều năm cũng không thấy lỗi nhỏ nào dù chủ nuôi đơn giản ko chăm bẵm kiêng kị gì ko nắn nót gì mà chim cũng chẳng thấy làm sao ... nhưng đó chỉ rơi vào trường hợp may mắn với những con chim thích nghi tốt.
Còn phần còn lại là những chú chim tạm gọi là tên " khó tính " : Có con lỗi ngay từ lúc mộc bổi, có con lỗi nhẹ có con lỗi nặng ( ví dụ như ngoái nhẹ lâu lâu mới ngoái hoặc ngoái nặng ngoái liên tục lộn liên tục có con nuôi 1 năm sau bắt đầu thấy lỗi như ( soi nóc lồng, ngoái lộn, sàng xê.... vân vân ) mặc dù chăm sóc kĩ lưỡng. Mà đúng là " khó " thì mới làm con người ta hứng thú thật sự đam mê với môn này. Có nhiều nguyên nhân gây lỗi ví dụ như :  Bản thân con chim không thích nghi được với môi trường mới, thay đổi chủ nuôi quá nhiều lần, vận chuyển đường xa không đảm bảo, lồng mới, vị trí treo mới, Hoảng sợ bởi môi trường tác động, bị chuột mèo vồ, đánh , do ánh sáng ko đều ko đúng tối quá , sáng quá cũng bị, do chăm sóc ko đều ko quan tâm che chắn, lắc lồng, cầu mài móng quá sâu, ko đúng loại cầu cũ vì đã ở quá lâu trong lồng cũ, lồng mới nóc thấp quá hoặc cao quá, cầu quá to nhỏ , .... vân vân nói chung do nhiều nguyên nhân thực tế khách quan khách nhau.
 Dù sao nó cũng là con vật sống nên không thể tránh khỏi những lỗi tật đó, khó để có sự hoàn hảo , có những con chim nuôi lâu năm không chứng nọ thì tật kia ( có những con chỉ hơi nhìn nóc nhẹ chẳng hạn thì chỉ lúc nào quá hoảng sợ chúng ta mới nhìn thấy, còn bình thường khó thấy ). Nếu muốn cầu toàn quá thì thật là khó. 
Thật vậy, chủ yếu do người nuôi hằng ngày chăm sóc nó, quan sát nó thật tinh tế để nhận ra cần điều chỉnh gì cho chú chim yêu quý của mình. Ví dụ, có những con mi treo lên cao quá cứ nhảy lồng suốt nhưng khi hạ xuống thấp lại đứng yên tĩnh hơn, hoặc có con ở vị trí A hoảng loạn nhưng treo vị trí B lại tốt.... vân vân, có con mi nhốt lồng nhỏ thì ko lỗi ngoái mà cứ cho nuôi lồng to là ngoái, thật khó phải không các bạn.
Ngoài việc chọn lồng, chọn vị trí nuôi, thì như phần đầu đã viết Hoạ Mi là loài khá " chung thuỷ" và có tính lãnh địa cao và mình thường gọi chúng thuộc họ " Thích Thể Hiện " vì vậy mà phần lớn chúng ta thường nuôi mi theo cặp trống mái để thúc đẩy chúng sung hơn, con trống gặp mái thể hiện tốt hơn, thậm chí ít nhảy phá lồng hơn, và lưu ý chúng cũng " kén chọn " lắm, nếu mà chúng ưng thích con Mái nào thì càng hót hay hót nhiều bung cánh múa đuôi thể hiện bản lĩnh ra oai ve vãn hết bài, vì thế mà chọn con mái biết " te ve dụ " " khéo léo đủ tư thế kèm âm điệu ngọt ngào rên rỉ " thì thật tuyệt vời để ốp cho mi trống căng lửa hót đấu đánh đá tốt hơn và thuần nhanh hơn. Đây cũng là lý do của trường hợp khi ở nhà chủ cũ cả cặp hót tốt mà khi người mua con trống mang về nhà mới lại ỉu sìu buồn bã không hót hoặc ít hót ( Phải sau 1 thời gian chim mới ổn định và hót tốt được ) và có con không hợp "mái mới" còn mất lửa xù đầu "dựng tóc gáy" sợ sệt đó ( Dần rà chúng mới thích ghi môi trường không gian mới điều kiện mới thì chim mới đi vào ổn định như ban đầu ). Vậy nên cũng không quá lo lắng về những vấn đề đó khi chúng ta đã hiểu được nguyên do.
 Nói chung cơ bản cần tạo sự tự tin, có sự va chạm rèn luyện cho những chú chim thì chúng mới thể hiện tốt được . Mỗi ngày qua đi con chim lại thay đổi ( có thể hôm nay điện căng chơi tốt, nhưng ngày mai có thể kém đi, có thể ở địa điểm này nó chơi tốt, địa điểm khác lại không đạt phong độ........... ).  Vậy mới nói , con chim tốt do 3 yếu tố cơ bản " con giống tốt, cách nuôi tốt, thức ăn tốt ".