You are here

Cách nuôi Họa Mi hót nhà & thi đấu

Kinh Nghiệm Nuôi Họa Mi thay lông & vào lửa mi hót nhà và hót giàn

  1. Giai đoạn Họa Mi thay lông. VIDEO THỰC TẾ XEM TẠI ĐÂY  : VIDEO 1 NUÔI MI THAY LÔNG
  • Thời gian thay lông : T7 trở đi. Thực tế chim thay lông hoàn thiện trong khoảng 2-3 tháng, lông thay từ từ từng cái kế tiếp nhau tự nhiên.
  • Dấu hiệu cơ bản : Quan sát chim có hiện tượng chim hót kém đi, có rớt lông, hót ít đi, chim hay rũ lông, lông ko ôm…
  • Hãy để chim thay lông tự nhiên , ko nên sử dụng chất kích thích để ép chim thay lông , thực tế có con thay sớm, con thay muộn phân bố đều qua các tháng trong năm vì điều kiện môi trường nuôi nhốt.
  • Thức ăn : Cám vẫn giữ nguyên chế độ ( Nếu dùng Cám Mi Đất Việt ) dưỡng chất cân đối cần thiết để chim có bộ lông đẹp, và có lực sau khô lông chim lên lửa nhanh … Còn nếu các bạn tự làm hãy điều tiết hợp lý.
  • Không nên cho ăn sâu trong quá trình thay lông. Thực tế có nhiều con chim ko chịu được sâu nhiều sau này ảnh hưởng đến lông, cắn lông, xoăn quắn lông, bó lông, vuốt lông đuôi, mỏ chân,  căng dẫn đến tật lỗi…
  • Nếu mồi tươi cho ăn có thể là : Dế đen, châu chấu, giun, nhộng … ( Lưu ý : Không cần nhiều ở giai đoạn này vì nhiều quá lúc này cũng ko tốt chim sẽ lỏng phân yếu chim vì cơ thể chim yếu. Thực tế nhà M nuôi mỗi ngày 2-3 con dế , tuy nhiên tùy con chim và điều kiện của các bạn có thể cho ăn thêm ).
  • Tắm nắng ( 7h-8h ) – mỗi lần 15p hoặc lâu hơn cần thiết để sắc lông đẹp - chim khỏe ( Không phơi nắng gắt – Gắt quá chim dễ cảm hoặc khàn ).
  • Tắm nước ( tắm chiều sau 12h tùy thời tiết ko nên tắm lúc quá nóng oi ả ). Lưu ý : Nếu chim thi ko nên tắm sáng dễ xảy ra trường hợp tắm khan , tắm khô khi đang thi gải…
  • Tắm 2-3 ngày tắm 1 lần và vệ sinh lồng trại sạch sẽ tránh giận mạt cắn suy chim, cắn lông ống – lông máu, sơ lông…
  • Có thể nuôi trong lồng nuôi hoặc trong lồng chạy đất ( Thực tế nhà nuôi lồng từ 34-36 tránh chim nhảy " phóng " cao mất lực, nếu nuôi lồng đất cần phủ áo tránh chim hót nhiều.
  • Che bớt áo lồng để chim hạn chế nhảy để tránh vỡ lông ống – lông máu.
  • Sử dụng áo lồng vừa phải ( ko quá dầy – ko quá mỏng ) là tốt nhất.
  • Ko nên che áo lồng quá tối ( nhiều bạn che kín tối đen chim ko đủ ánh sáng sẽ bị ngợp, yếu cả thể chất lẫn tâm lý, chim sẽ kém dần đi, căng sổi, hoặc nuôi ko có thành tích … )
  • Khi thay lông nuôi nên nuôi độc thung ( 1 mình 1 nhà ) đặc biệt nếu nuôi chim thi giải. 
  • Không nuôi lồng phóng trong giai đoạn thay lông , đặc biệt là những con nết hay nhảy 
  • Không kích hót trong quá trình thay lông , không đấu hót.
  • Không nên ốp mái nhiều trong kì thay lông ( Nếu chim mất lửa ốp lúc này có thể chim trống bị bù luôn hoặc lệ thuộc mái nhiều sau này ).
  • Cũng có trường hợp chim thay lông nhưng vẫn căng hót ae vẫn có thể xả lửa , có thể tầm 5-7 ngày, vào buổi sáng chúng ta treo ra 1 mình 1 nơi thoáng cho hót thoải mái , để tránh bức chim , sau đó vẫn che bớt áo lồng để 1 chỗ ( Ko kích ko luyện hót ).
  • Đặc biệt thực tế nuôi thay lông với những con chim có tính hay nhảy, hoặc mất lửa nhảy nhiều … bạn hãy đặt chim xuống đất – đặt 1 góc nhà nào đó nuôi thay lông là tốt nhất. Nếu treo cao thì ae nên treo vững chắc và yên tĩnh lồng.
  • Đảm bảo giấc ngủ cho chim ( nên cho chim ngủ và chùm kín áo lồng để nơi yên tĩnh khoảng từ 17h30. Ngủ tĩnh là lúc chim dưỡng tạo lực tự nhiên tốt cho chim.
  • sau khi hoàn thiện lông có thể nhiều con chim thực tế sẽ tụt lửa sâu hơn trong đúng đang mọc lông là quy luật bình thường các bác nhé, vì dưỡng chất đã tập chung và quá trình nuôi lông.
  • 2.Giai đoạn xong Lông ( Vào lửa cho Họa Mi ) Với chim thuần.
  • Quan sát chim xem đã ôm lông – khô lông thực sự chưa – Phân khô để bắt đầu chế độ chăm sâu sắc hơn .
  • Chế độ ăn : Cám vẫn giữ nguyên chế độ ( Nếu bạn đang dùng Cám Đất Việt - Cám Họa Mi Đất Việt và thực tế thì cũng ko cần dùng nhiều mồi tươi. Quan điểm nếu chim điều bằng cám tốt sẽ ổn định hơn rất nhiều nếu điều bằng mồi tươi. Nếu bạn nuôi tốt đều tay trong quá trình thay lông ở trên con chim sẽ không bị tụt lực nhiều để đến khi lông khô là chim tự lên căng hót lại đều đều nên nuôi sẽ rất nhàn.
  • Mồi tươi : Dế, cào cào ,giun, nhộng tằm, …Sâu rồng có thể cho ăn tuy nhiên theo mình ko nên ăn nhiều vì sâu dễ làm lông quăn, sơ, cắn vuốt lông ( Chủ chim nên nhìn thực tế chim để điều tiết với thể trạng của từng chú chim là chính xác nhất ).

          Mồi tươi Ăn tươi được là tốt nhất, nhiều con chim ko chịu được mồi tươi đông lạnh làm chim đau bụng đi ỉa.

  • Tắm đều mỗi ngày với Tắm nắng sáng - lưu ý nắng nhẹ - Quan điểm nắng là lửa là năng lượng cần thiết để chim công lực tự nhiên ) và tắm nước vào buổi chiều tránh trưởng hợp tắm khô tắm cóng khi tham gia thi đấu vào khung giờ buổi sáng , tắm đều là điều hòa cơ thể chim sảng khoái tinh thần tốt chim khỏe mạnh hơn ).
  • Chế độ ngủ : Từ 17h30 nên chùm kín áo đẻ chim ngủ nơi yên tĩnh. Ngủ qua đêm tĩnh là lúc dưỡng khí cho chim sung mãn hơn vào hôm sau và chim khỏe , lửa đều trong suốt chặng đường dài , lên lửa nhanh.
  • Tập hót bài cho chim ( Tập cho cả chim hót nhà & Chim hót giàn ) : VIDEO THỰC TẾ XEM TẠI ĐÂY : VIDEO 1 TẬP HÓT BÀI CHO CHIM MỘC VÀ THUẦN
  • Lúc này chim khô lông hẳn các bạn luyện hót ở nhà bằng cách : Đặt chim dưới đất và Ốp mái lúc này ( Chủ chim tập gọi mồm “ bập bập – huýt sáo “ và bật tiếng chim ( tiểu mi, sơn ca, khướu, chòe… ) để chim hót bài. Lưu ý : không nên sùy mái để chim hót gắt hoặc bật tiếng chim đấu quá sung làm chim ngợp hoảng khi mới khô lông.
  • Hoặc vào buổi sáng bạn hãy tìm 1 không gian yên tĩnh ( thực tế hiệu quả nếu ở cái khu đất trống, cánh đồng, sườn đê, khu đô thị rộng vào buổi sáng… là không gian lý tưởng để chim hót ),  bung áo lồng treo chim lên cây để chim hót 1 mình và các bạn có thể mở thêm tiếng chim tiểu mi, chòe than, chòe lửa, khướu … để chim hót đấu lại .
  • Sau khi bung áo tập hót xong chim sẽ nhạt điện dần đi, và nhảy, bạn hãy che 2/3 áo lồng lại và treo hoặc đặt nơi yên tĩnh tại nhà chim sẽ chơi nhẹ lai dai trong đó. Với họa mi nếu mở áo lồng cả ngày dễ có hiện tượng tượng nhảy nhiều mất lửa ( trừ 1 số con cá biệt rất lũa thuần chim và ở môi trường lý tưởng ).
  • Lưu ý : Cách 2- 3 vài ngày chúng ta tập luyện hót 1 lần ( Không nên ngày nào cũng tập - Bởi phải để thời gian cho chim tự hót tập bài ).
  • Bạn cảm thấy sau nhiều lần tập luyện thấy chim bạn đã khô hẳn lông hót có bài bản và chim tự tin treo lên chim tự tin hót 1 mình là tốt. Thời gian tập tăng dần mỗi ngày. Sau đó về các bạn lại che 2/3 áo lồng treo yên tĩnh 1 chỗ chim hót lai dai ở nhà các bạn . Về cơ bản bước đầu khi mới thay lông như vậy là tạm ổn .

+> KL :

+ Nếu bạn chỉ nuôi hót nhà vui mỗi ngày thì chỉ cần tập luyện như vậy là ổn. Chủ chim taaph gọi mồm, huýt sáo ( bập bập, túc túc, ọc ọc, huýt ...  ) để chim nhận biết mặt chủ quen chủ

+ Và sau mỗi lần tập luyện chủ chim hãy cho chúng ăn 1 con mồi tươi ( dế, cào cào, hoặc sâu ... ) đây là phần thưởng tâm lý cho chim rất quan trọng

. Lưu ý: Không cần phải ngày nào cũng tập luyện hót như vậy và ko nên như vậy mà hãy xen kẽ để cho chim có những ngày nghỉ. Khi có lửa chim sẽ dần thành thói quen bung áo lồng là hót, hoặc tự hót vào mỗi sáng, hoặc chủ chim bập mồm huýt sáo là hót . Và nuôi hót nhà thì nuôi kèm mái cũng tốt – là công cụ hỗ trợ giữ thung cho trống luôn căng .

Vậy là các bạn cứ nuôi thong thả đều đều là chim có lửa đều ổn định.

  • Sau những ngày tập luyện cơ bản như đã nói trên & quan sát thực tế thấy chim đã khô kiệt lông và căng lửa hót có bài trở lại và chim ra nhiều giọng đè – giọng đấu chúng ta có thể mang đi giàn dãi tiếp tục mùa mới .
  • Không nên thay đổi lồng nuôi nhiều ( Có những chú chim khó tính lũa lồng nếu thay lồng chim có thể giảm nhiệt chơi ).
  • Giữ nguyên chế độ cám ( Nếu đang sử dụng Cám Mi Đất Việt – Cám Đất Việt ổn định quanh năm ).
  • Nếu lần đâu đi dãi giàn  có thể đặt dưới đất hoặc treo cao ở xa để chim làm quen áp lực, hoặc bạn cũng có thể mang con mái đi theo để ốp trước khi treo giàn trấn tĩnh tinh thần. sau 1-2 lần chim có thái độ đấu tốt hãy cho chim vào đúng cự ly đấu giàn để tập luyện.
  • Chế độ giãi giàn : thực tế từ 5-7 ngày 1 lần hoặc 10 ngày /1 lần và mỗi lần tăng dần thời gian đấu giàn để chim làm quen áp lực thi đấu.( Ví dụ lần đầu 30p, lần sau 1h, lần tiếp 2h, … Tuyệt đối thời gian giãi dàn nên ổn định dài , không thay đổi thất thường để chim quen nhịp đấu 2h-3h đồng hồ … ).
  • Thay đổi các điểm giàn dãi và vị trí treo lồng dãi đấu để chim thích nghi mọi địa bàn thi đấu và tránh việc chim “ bắt mặt “ con trống bên cạnh dễ xảy ra hiện tượng sục đánh.
  • Thực tế nếu mi trống đã có lửa – đã tương đối căng chúng ta nên nuôi độc thung ( 1 mình 1 nhà ) để chim có nết chơi tốt hơn - hạn chế đấu sục. Nếu dùng mái nhiều chim trống căng nhưng “ căng sổi “ độ bền chơi ko cao – khó có thành tích,( Nếu có dùng mái thì 1 tháng /1 lần - hoặc chỉ trước khi đi thi đấu hãy ốp mái 1 chút hoặc để mái ngủ cạnh lồng qua đêm. Điều này phụ thuộc đặc điểm cá tính từng con mà chủ nuôi cần quan sát đánh giá để đưa ra phương pháp tối ưu cho chim của mình. Có những con vẫn có thể dùng ốp mái đều và nhiều .
  • Luôn che áo lồng 2/3 kể cả chim đã thuần, tránh nhảy nhiều hoảng loạn , ko tĩnh chim sẽ ko thể lên điện đều được. Tuy nhiên lưu ý : Không dùng biện pháp che áo tối ủ áo để chim căng lên lửa – đây chỉ là giải pháp tạm thời căng sổi ko ổn định. Nếu có địa bàn tốt vẫn che áo lồng nhưng mở rộng áo chút hoặc áo lồng có độ dày vừa phải có màu cân bằng ánh sáng tốt thì tốt nhất ( ví dụ màu đỏ, hoặc áo 3 khoang cũng là gợi ý hợp lý … ).
  • Thực tế nếu nuôi chim hót thi đấu thì ko nên để chim hót lai dai cả ngày như vậy chim sẽ ko chơi nhiệt khi đến ngày dượt đấu và thực tế có những chú chim thi giải ở nhà ít hót nhưng khi ra giàn lại hót rất bài bản và bệt cầu .

+> KL : Vài chia sẻ cơ bản của Cám Chim Đất Việt chúc ae thỏa mãn với đam mê của mình ! Thân ái !

XEM THÊM TẠI website : www.chimcanhdatviet.com .

  • hót rất bài bản và bệt cầu .hoami600600