Khi nắm được 5 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN dưới đây chúng ta sẽ nuôi chim nhẹ nhàng hơn & Tâm trí vui vẻ giải quyết vấn đề cuộc sống thông thoáng khéo léo hơn ...
Tâm tĩnh thực sự cần thiết khi chúng ta gột vực 1 con chim khó tính & chăm chim đi thi giải ( Tĩnh chim, dưỡng lực, dưỡng thần, dưỡng khí để con chim đạt yêu cầu ). Hay nói cách khác nếu nóng vội thì khó nuôi chim thành công.
1/ Khi vực chim mộc bổi
- Quan điểm cơ bản là cách giữ được lửa rừng, con chim sung mãn sẽ nhanh thuần, các cách ép đói hay để gần người cho mau dạn gấp rút có nhiều nhược điểm mà hệ quả của nó thì thật khó lường, với con khó tính thuần được " xác " nhưng chim không thuần được về " bản lĩnh - Tinh thần ". Con mộc mới bẫy về - mới nuôi lồng cần để không gian yên tĩnh ( Tâm tịnh ) Không bị hoảng ( Chính vì vậy mới thuần bổi cần cho ăn mồi đầy đủ lấy sức ít ngày rồi mới bắt đầu vào cám ví như Họa Mi, chào mào,... ) . Video về chòe mình nuôi tại nhà : XEM TẠI ĐÂY , Video Mi Mộc , Video Cách kích mộc hót bài bản ...
- Giữ được tâm lý con chim tốt thì mới giữ được lửa rừng và tránh được tình trạng suy chim nói chung ( Ví như với Họa Mi thì chim càng có lửa thì nhìn chim có thần thái và bạo dạn hơn nhiều, còn những con mất điện ko có lửa thì co dúm dó sợ sệt thậm chí hốt hoảng nhảy loạn nữa ..... ). Những nghệ nhân cao thủ họ chăm con bổi sáu bảy tháng lồng thậm chí chưa rớt lông rừng vẫn chiến tốt là do bản lĩnh con chim, độ già rừng và công tác chăm cực “ tĩnh” - Giữ lửa tốt & nuôi chim mộc bổi đừng vội vàng kè đấu nhiều quá, săm soi... hãy kiên trì .
2/ Khi chim đổi chủ mới ( Cần Ổn định tâm lý )
Lạ nhà ( khác thung - Môi trường sống ), Lạ Cầu, Lạ Lồng , Lạ mầu sắc ... không ít thì nhiều chim cũng có sự bỡ ngỡ ảnh hưởng tâm lý, ở nhà chủ cũ chim cảm thấy an toàn hót có bài bản, không bị đè nhưng khi về chủ mới rất dễ chim mới bị ngợp, bị đè, hót gắt, con bản lĩnh thì không sao, con khó tính dễ bị đè ( Đặc biệt xảy ra với chim họa mi là loài có cá tính chiếm lãnh thổ cao ). Ổn đinh tâm lý cho chim lúc này là tốt nhất hãy chọn vị trí yên tĩnh, nếu có thể sắp xếp cầu đậu, màu cầu đậu giống với nhà cũ, giữ nguyên lồng cũ, hoặc áo lồng cũ mà nó vẫn dùng ... và nên cho chim ăn vài con mồi tươi lúc này sẽ giúp chim có thể trạng và tâm lý ổn định, có thể 1-2 ngày sau mới kè đấu hoặc đổi cám nên đổi từ từ,....
3/ Nguyên lý chim càng căng khi được đi dãi dượt hoặc thay đổi vị trí
Chim sẽ căng hơn tự tin hơn khi được dãi dượt định kì, tuy nhiên sau mỗi lần đi đấu chim sẽ mệt mỏi ( Tác động tới cả thể trạng và tinh thần chim ) nên khi về cần yên tĩnh, tĩnh dưỡng và lưu ý cho chim đi dãi dượt cũng là để xả lửa điều hòa giảm bớt ức chế , nóng cốt cho chim, hạn chế sinh lỗi... nếu con chim hung tính nên nuôi 1 mình nó ko nên nghe tiếng chim đấu khác nhiều làm nó ức chế dẫn đến cắn phá mổ lồng mổ lông và bản thân nó. Riêng với họa mi hãy điều tiết cách ốp mái, nếu mái quá khéo dụ tốt ốp nhiều sẽ làm trống căng quá đà dẫn tới trống sục đánh, mổ lồng, phá thân ... vậy nên Ae cần để ý. Quan điểm“ lửa là nắng, điều hoà là nước” nên dãi chim cũng là lúc chim ra môi trường thoáng có gió có nắng là rất tốt ( Quan trọng với Chào mào, Chòe ... ) . Có thể tắm lúc nắng chiều nhẹ cũng rất tốt cho chim ( Không để nắng gắt nóng quá dễ ảnh hưởng tới sức khỏe chim - giọng hót của chim ). Nếu nuôi hót tại nhà nhiều khi cũng nên hoán đổi vị trí cho các chú chim để tạo môi trường mới cũng là gợi ý hay với ae nuôi ít đi dãi dượt.
4 / Đối với chim thi đấu
Môi trường nuôi yên tĩnh - Không gian vắng thì chim nghỉ ngơi dưỡng lực một cách tự nhiên vì không phải đấu đá ( Quá trình " sạc điện " - nạp khí ). Thời nghỉ dưỡng trung bình cho chim thi là 1 tuần là ít nhất ( Với chào mào, họa mi, chòe thường thì 7-10 ngày tập dượt 1 lần ). Tùy vào tính nết từng con chim mà chủ nuôi điều tiết cách dãi dượt ít hoặc nhiều .
5/ Tâm tĩnh :
Chơi chim là thú vui và để có chim hay đã khó nhưng hiểu được con chim và giữ được lửa chăm nó chơi tốt để cho chủ thưởng thức tại nhà hoặc thi đấu thành tích tốt thì lại còn khó hơn. Do vậy hãy dành thời gian suy nghĩ tĩnh tại để hiểu chú chim của mình để có phương pháp chăm sóc chúng tốt hơn. Chơi chim dưỡng tính là vậy. Bản thân mình cũng khá nóng tính tuy nhiên với đam mê thú vui này cũng giúp mình điều tiết tâm lý tốt hơn, bình tĩnh hơn, và biết tiết chế cảm xúc tốt hơn trước đây. Thực vậy, " Con người ta tĩnh tâm mới thông thái xử trí mọi việc trong cuộc sống tốt hơn .
Có đam mê - có cá tính nhưng cái Tâm tĩnh là quan trọng nhất đối với thú chơi chim này " !